Bài đăng

PsyBooks: Self Compassion - The Proven Power of Being Kind to Yourself của Kristin Neff

Hình ảnh
  Cuốn sách được chia làm 5 phần, mình sẽ tóm tắt theo tiến trình tác giả đã trình bày trong sách. Trong phần đầu tiên của cuốn sách: Tại sao là Tự trắc ẩn (Why Self-Compassion), thay vì đi thẳng tới định nghĩ Lòng tự trắc ẩn (Self-Compassion) là gì, tác giả đưa ra những ví dụ về những điều khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn trong ngắn hạn, nhưng nó không phải là hạnh phúc bền vững. Tác giả nói về cách chúng ta đối xử với bản thân khác biệt với cách chúng ta đối xử với chính mình như thế nào? Chúng ta có thể phán xét và chỉ trích bản thân khi gặp khó khăn trong khi cố gắng tử tế với người khác trong hoàn cảnh tương tự. Tác giả cho rằng tự chỉ trích là điều rất phổ biến, giống như một kiểu lạm dụng tinh thần mà ta chấp nhận như điều hiển nhiên. Tác giả giải thích tự chỉ trích như một chiến lược sinh tồn, hành vi phòng vệ như con vật cúi mình khuất phục để không bị loại khỏi bầy đàn. Khi ta thừa nhận lỗi lầm, hạ thấp mình trước “người khác” (dù chỉ là tưởng tượng) , ta hy vọng sẽ ...

PsyBooks - Trắc ẩn với chính mình của Kristin Neff & Christopher Germer

Hình ảnh
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao mình dễ dàng cảm thông và mong muốn giúp đỡ với người khác nhưng lại khắt khe với chính mình?” Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng để thành công, ta cần nghiêm khắc với bản thân, thậm chí là tự chỉ trích khi thất bại. Nhưng liệu cách đó có thật sự giúp ta sống tốt hơn – hay đang âm thầm khiến ta kiệt sức? Cuốn sách “ Trắc ẩn với chính mình” của Kristin Neff và Christopher Germer (do chị Nguyễn Thị Gia Hoàng và Đào Thị Ngọc Mai dịch) như một lời nhắc nhở dịu dàng rằng: Trắc ẩn với chính mình không phải là sự yếu đuối, mà là nền tảng của sự chữa lành và trưởng thành tinh thần. Học cách ôm lấy chính mình và sự không hoàn hảo của bản thân tạo cho chúng ta sự kiên cường cần thiết để phát triển. Dưới đây là tóm tắt một vài nội dung nổi bật và đắt giá của cuốn sách (theo góc nhìn cá nhân của người đọc): 1.     Tự trắc ẩn là gì? Trong những chương đầu tiên, tác giả nói về khái niệm, các thành phần, lợi ích và giải thích theo khía cạnh sinh học của lò...

PsyBooks - Con đường chẳng mấy ai đi của M.Scott Peck

Hình ảnh
Con đường chẳng mấy ai đi ( The Road Less Traveled ) được viết bởi tác giả M. Scott Peck , xuất bản lần đầu năm 1978. Ông là một bác sĩ Y khoa, chuyên ngành tâm thần học, ông viết cuốn sách này sau từ những năm tháng trải nghiệm thực hành trị liệu cá nhân cho các thân chủ của mình. Trong một vài tình huống, độc giả sẽ thấy M.Scott Peck sử dụng từ “bác sĩ tâm lý” cho những người làm tham vấn trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, mình nghĩ điều đó không làm mất đi những giá trị mà cuốn sách đem lại. Cuốn sách xoay quanh chủ đề phát triển bản thân thông qua kỷ luật, tình yêu, tâm linh và những trải nghiệm siêu nhiên.  Cuốn sách “Con đường chẳng mấy ai đi (The Road Less Traveled)” bao gồm 4 phần chính: Phần 1: Kỷ luật Trong phần này, Peck xem kỷ luật như một công cụ thiết yếu để vượt qua những khó khăn của cuộc sống. M. Scott Peck nhấn mạnh rằng kỷ luật không phải là sự trừng phạt, mà là một công cụ cần thiết để đối mặt với những khó khăn của cuộc sống. Ông đưa ra bốn kỹ năng kỷ luật chính: Trì...